Khung kéo dài chân Made in Việt Nam
Khung kéo dài chân Made in Việt Nam tác giả là ai?
- Khung kéo dài chân tại Việt Nam trước những năm 2011 chủ yếu sử dụng khung Ilizarov tuy nhiên vận hành và lắp ráp còn phức tạp, khung dạng vòng kín gây hạn chế gấp gối khi đeo khung.
- Do đó, trong những năm 2010, 2011 Bác sĩ Tiến Sĩ Nguyễn Văn Lượng đã nghiên cứu chế tạo ra khung kéo dài chân made in Việt Nam với việc sử 3 thanh dọc thay vì 4 thanh như khung Ilizarov tạo khoảng trống thuận lợi cho quá trình phẫu thuật, chăm sóc sau mổ cũng như thuận lợi cho bắt vít chốt ngoại vi.
- Ngoài ra còn nhiều ưu điểm nữa mạng lại.
- Đến năm 2019, khung kéo dài chân do Bác sĩ Tiến sĩ Nguyễn Văn Lượng đã được công nhận sáng chế độc quyền giải pháp hữu ích. Hiện nay tại Việt Nam hầu hết sử dụng khung kéo dài chân của Bác sĩ Tiến sĩ Nguyễn Văn Lượng để kéo dài chân.
- Dự kiến bác sĩ Tiến sĩ Lượng sẽ có thêm sáng chế khung kéo dài chân cho đùi. Trong hơn 12 năm bác sĩ tiến sĩ lượng luôn là người tiên phong trong phẫu thuật kéo dài chân nâng chiều cao. Với 01 bằng sáng chế, hơn 20 nghiên cứu đăng tại tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Trong đó có hơn 10 nghiên cứu trên tạp chí thế giới uy tín.
Khung kéo dài chân Made in Việt Nam được hình thành như thế nào?
Dưới đây là Câu chuyện của Tiến Sĩ Bác sĩ Lượng về hình thành khung kéo dài chân:
Câu chuyện bắt đầu từ đầu năm 2011, khi đó, tôi gặp nhiều chàng trai, cô gái tự ti về chiều cao bản thân, rất khó khăn để kiếm việc làm…
– Đăc biệt tôi nhớ nhất câu nói của 1 bạn đang du học ở Úc: “Em cứ như đứa trẻ con nhỏ bé, lọt thỏm giữa các bạn cùng lớp”.
=> Và tôi nhân ra rằng tầm vóc người Việt Nam nhỏ bé.
– Tôi nhớ không nhầm thông kê năm 2010 chiều cao trung bình Nam ~ 164 cm, nữ ~ 153 cm thấp hơn trung bình thế giới 13 cm ở nam và 11 cm ở nữ (xếp thứ 182/200 thế giới – gần cuối).
– Với mơ ước cải thiện chiều cao người Việt Nam tôi đã bén duyên với đề tài về kéo dài chân khi học Tiến sỹ.
– Nhưng đời không như là mơ, Việt Nam lúc đó không mấy người làm vì gặp nhiều biến chứng. Thời điểm đó kéo dài chân nâng rất hiếm và chỉ dành bệnh nhân bị dị tật.
– Tôi nhớ thầy TS Đỗ Tiến Dũng ban đầu không nhất trí cho tôi làm đề tài kéo dài chân với lý do: Từ năm 2000-2011, trung bình hàng năm tại BV 108 chỉ có 2-3 bệnh nhân kéo dài chân. Nếu làm đề tài nghiên cứu cần tới 30 bệnh nhân mới đánh giá được kết quả.
– Ngoài ra, khung cố định ngoài chưa có loại nào phù hợp cả (thời điểm đó bệnh nhân phải đeo tới hàng năm trời với rất nhiều biến chứng, bất tiện).
– Một cô bé (bạn này được kéo chân tăng 7cm) tại Hà Nội thời điểm đó nói rằng “Em cứ tự bò trong nhà cả năm trời khi đeo 2 khung cố định ngoài”.
=> Khó khăn tiếp nối khó khăn!!!
– Khung kéo dài chân hiện tại phải được chế tạo nhưng làm như thế nào khi đó không phải là thế mạnh của tôi – một bác sỹ chứ không phải nhà cơ khí.
– Ban đầu tôi không có khái niệm gì về kiểu dáng, kích thước, chất liệu, hay sản xuất ở đâu. Tất cả với tôi là con số 0 tròn chĩnh. Tôi bắt đầu mày mò tự tay phác thảo lắp ráp, từ thử nghiệm này đến thử nghiệm khác mong muốn bệnh nhân dễ dàng sử dụng, đeo khung vẫn có thể làm những công việc hàng ngày. May mắn trong quá trình thiết kế tôi có liên hệ được với nhà máy Z123 nhờ họ chế tạo theo bản thiết kế. Từ đó những thế hệ khung F0, F1, F2 … ra đời.
– Tuy nhiên, để áp dụng trên người thì phải được đánh giá về độ chịu lực. Tại Việt Nam thời điểm đó cũng chưa có cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá độ chịu lực của khung cố định ngoài. Sau nhiều tháng liên hệ, tôi tìm được 3 cơ sở đo lường mới đo được lực nén, uốn, xoắn của khung trên mô hình thử nghiệm. Như vậy, vấn đề khung tạm thời được giải quyết để có thể áp dụng trên người.
+ Năm đầu tiên, chỉ có 3 ca thực hiện cộng thêm những trục trặc, khó khăn gặp phải khi tiến hành những ca đầu tiên theo phương pháp mới, phương tiện mới làm thày trò tôi lo lắng. Chúng tôi vừa làm, vừa nghiên cứu hoàn thiện quy trình phẫu thuật, dụng cụ phẫu thuật.
+ Tuy nhiên, sau sự thành công của 3 ca đó có nhiều người biết đến và số ca kéo dài chân tăng thêm. Một số tờ báo bắt đầu vào đưa tin về thành công sau kéo dài chân theo phương pháp mới.
– Nhưng khó khăn vẫn không dừng lại, trong giai đoạn này bệnh nhân rất hay bị co ngắn gân gót, nhiều bệnh nhân phải cắt ngầm gân gót. Nhiều biện pháp được nghiên cứu nhưng không đem lại hiệu quả mong muốn.
– Đến một ngày đẹp trời vào giữa năm 2013, trong 1 lần thử nghiệm tôi đã phát hiện ra phương pháp kéo bàn chân để chống co ngắn gân gót đồng thời cũng chế tạo thêm giá kéo bàn chân.
– Từ đó, tỷ lệ phải bệnh nhân phải cắt ngầm gân gót chân tiệm cận con số 0, thậm chí có bạn kéo 10.5cm mà không phải cắt ngầm gân gót. Đến nay, tôi đã kéo dài chân thành công cho hàng trăm bệnh nhân.
Khung kéo dài chân Made in Việt Nam được thử nghiệm như thế nào?
- Khung kéo dài chân được thử nghiệm như sau:
- 35 xương chày tươi, chân sau của 18 con bò từ 1 – 2 tuổi.
- 35 khung kéo dài chân cải biên để thử nghiệm.
- Xương bò được khoan ống tủy rồi được đóng 1 đinh SIGN có đường kính 8 mm và ngắn hơn xương chày bò 6 cm, bắt 2 vít chốt trung tâm, sau đó lắp đặt khung kéo dài chân cải biên với 2 cặp đinh Kirschner 2 mm. Một cặp đinh Kirschner chéo nhau một góc 450 (đinh Kirschner phía sau tạo với mặt phẳng ngang 200) ở vị trí đầu trên xương chày và cách khe khớp 4 cm; tương tự như vậy, một cặp đinh Kirschner chéo nhau một góc 450 ở vị trí ở đầu dưới xương chày cách khe khớp 4 cm và nằm ở dưới đầu dưới của đinh SIGN.
- Các đinh Kirschner được căng tới lực 1300 N. Các ốc liên kết được vặn chặt bằng cờ lê với mô men 10 N.m. Xương chày được cắt tại vị trí dưới lồi củ trước xương chày 4 cm.
- Thử nghiệm nén theo trục và thử nghiệm uốn 4 điểm được tiến hành trên máy thử kéo nén H10KS-05. Thử nghiệm xoắn được thực hiện bởi thiết bị chuẩn mô men CDI của hãng Snap on, Hoa Kỳ.
- Thử nghiệm nén theo trục, uốn 4 điểm trước-sau, uốn 4 điểm trong-ngoài, xoắn theo trục được tiến hành theo tiêu chuẩn ASTM F1541-02(2011).
- Mỗi phép thử nén và thử uốn trước – sau, uốn trong – ngoài được tiến hành trên 10 mẫu thử, được chuẩn bị từ 5 cặp chân sau của 5 con bò và chia thành 2 nhóm: Xương chày phải (5 mẫu) và xương chày trái (5 mẫu).
- Phép thử xoắn được tiến hành trên 5 mẫu thử. Các mẫu thử nghiệm được đánh số từ mẫu số 1 đến mẫu số 35. Thử nén và thử uốn: Lực gia tải là nén theo trục khi thử nén, hoặc uốn trước-sau hoặc trong-ngoài khi thử uốn. Nhóm 5 xương chày phải được gia tải từ 0 N-300 N khi khoảng cách giữa 2 đầu cắt xương lần lượt là 2 cm, 5 cm, 8 cm.Sau đó, nhóm 5 xương chày phải (dãn cách ban đầu là 2 cm) và nhóm 5 xương chày trái (dãn cách ban đầu là 8 cm) được gia tải tăng dần đến khi mẫu thử nghiệm bị phá hủy.
- Thử nghiệm xoắn theo trục: Gia tải lực xoắn từ 0 N.m-18 N.m khi khoảng dãn cách ban đầu giữa 2 đầu xương là 2 cm, 5 cm, 8 cm. Độ cứng nén, độ cứng uốn trước- sau, trong- ngoài, độ cứng xoắn. Lực nén tới hạn đàn hồi, lực uốn trước-sau, lực uốn trong ngoài tới hạn đàn hồi, lực nén lớn nhất, lực uốn trước-sau, lực uốn trong-ngoài lớn nhất. Kết quả thu được khung kéo dài chân rất tốt. Ngoài ra chúng tôi thực hiện nghiên thực hiện phương pháp nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, không đối chứng.
- Các bước tiến hành: Chuẩn bị trước mổ với Tuổi, giới, nghề nghiệp, chiều cao đứng, chiều cao ngồi. Phân loại bệnh nhân theo Skélie; sải tay/chiều cao đứng, độ dài xương chày, đường kính ống tủy xương chày, độ dài xương đùi; dài xương chày/độ dài xương đùi. Tâm lý, khó khăn của Bệnh nhân. Kỹ thuật kéo dài cẳng chân nâng chiều cao bằng Khung kéo dài chân cải biên kết hợp Khung kéo dài chân.
- Bước 1: Đóng đinh SIGN, bắt 2 vít chốt trung tâm.
- Bước 2: Lắp đặt khung Khung kéo dài chân vào cẳng chân. Vòng cung phía trên liên kết với 2 đinh Kirschner 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở nửa sau đầu trên xương chày, cách khe khớp gối ít nhất 2 cm, cách đinh SIGN ít nhất 2mm, trong đó có 1 đinh xuyên qua chỏm xương mác. Vòng cung phía dưới liên kết với 2 đinh Kirschner đường kính 2,0 mm được xuyên chéo nhau ở đầu dưới xương chày phía trên khe khớp chày sên 2cm và nằm phía dưới đầu Khung kéo dài chân, trong đó có 1 đinh xuyên qua cả xương mác.
- Bước 3: Cắt xương: Cắt xương mác ở vị trí 1/3G -1/3D xương mác, cách mỏm trâm mác khoảng 10 cm. Cắt xương chày tại vị trí ở dưới lồi củ chày 4 – 5 cm tuỳ từng Bệnh nhân, dưới vị trí vít chốt trung tâm thứ hai từ trên xuống 2,5 – 3 cm. Cắt xương bằng đục.
- Bước 4 : Đóng vết mổ, không dẫn lưu. Theo dõi và điều trị sau mổ. Tập vận động thụ động nhẹ nhàng khớp gối và khớp cổ chân, đeo giá kéo bàn chân để chống biến chứng co ngắn gót.
- Sau mổ 5 ngày, Bệnh nhân tập vận động chủ động tích cực các khớp ở chi dưới, tập căng dãn gân gót.
- Sau mổ 7-10 ngày, bắt đầu căng dãn ổ cắt xương và hướng dẫn cho Bệnh nhân tự vận hành khung Khung kéo dài chân để căng dãn ổ cắt xương với tốc độ 1mm/ngày, chia đều cho 3 lần.
- Sau căng dãn 5 ngày, chụp XQ cẳng chân kiểm tra, nếu ổ cắt xương đã được căng dãn tốt thì cho ra viện điều trị ngoại trú. Bệnh nhân tập tì nén một phần trọng lượng cơ thể.
- Định kỳ hàng tháng các BN được khám lâm sàng và đánh giá diễn biến liền xương bằng chụp X-quang. Khi căng dãn đủ chiều dài, Bệnh nhân được nhập viện và được bắt 2 vít chốt ngoại vi của Khung kéo dài chân dưới hướng dẫn của C-arm, tháo khung kéo dài chân.
- Bệnh nhân được tập luyện đi lại dưới sự trợ giúp của khung hoặc nạng và tỳ nén tăng dần và được tì nén hoàn toàn khi có can xương bắc cầu ở hai vỏ xương trên phim XQ tư thế thẳng và nghiêng. Khám kiểm tra định kỳ 1 tháng/lần đến khi liền xương, sau đó khám kiểm tra 3 tháng/lần.
- Bệnh nhân được tháo khung kéo dài chân khi xương chày đã liền xương vững. Kết quả gần: Tình trạng vết mổ, tình trạng căng dãn ổ cắt xương, trục chi, tình trạng phương tiện, độ dài xương chày được kéo, thời gian mang khung, tai biến, biến chứng.
- Kết quả về liền xương: Tỷ lệ liền xương, chậm liền xương, không liền xương, thời gian liền xương trung bình, hình thể can xương, trục chi.
- Kết quả về chức năng chi thể: Thời điểm bắt đầu đi lại không nạng, biên độ vận động khớp gối, cổ chân, ngón chân; khả năng đi lại, sinh hoạt.
- Kết quả về thẩm mỹ: Phân loại BN theo Skélie; độ dài sải tay/chiều cao đứng sau mổ, tỷ lệ độ dài xương chày/độ dài xương đùi sau mổ; sẹo mổ.Kết quả điều trị về mặt tâm lý được đánh giá theo Novikov K. I.
- Kết quả chung: Chúng tôi dựa trên phân loại của Novikov K.I. (năm 2014) để xây dựng phân loại kết quả chung với 4 mức: Rất tốt, tốt, trung bình, kém.
PHÂU THUẬT KÉO DÀI CHÂN THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh nhân sau khi kéo dài chân có thể chơi thể thao được không?
-
- Dưới đây là bệnh nhân được bác sĩ tiến sĩ Nguyễn Văn Lượng ( Dr Lượng ) phẫu thuật sau 1,5 năm
Khung kéo dài chân của Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Văn Lượng (Dr Lượng)
Liên hệ tác giả sáng chế khung kéo dài chân
=============================================================================================================
Kéo dài chân Dr Lượng – ca nào khó đã có bác sĩ Lượng
Fb: https://www.facebook.com/keodaichandrluong
Tel, zalo: 0914375078
Website: https://keodaichan.com
Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Lượng – Kéo dài chân Dr Lượng với 12 năm kinh nghiệm kéo dài chân – Chuyên gia, bác sĩ tiên phong trong phẫu thuật kéo dài chân nâng chiều cao. Tác giả sáng chế khung kéo dài chân